Cách Chơi Ryoma S2 – 2024 | Hướng Dẫn Combo Chuẩn của Kiếm Khách Tài Ba

Ryoma – Kiếm khách tài ba, là vị tướng đấu sĩ sát thủ thường được đảm nhiệm vai trò đi đường Caesar hoặc đi rừng trong Liên quân Mobile. Dù trải qua nhiều mùa phải và qua các bản cập nhật tăng giảm sức mạnh nhưng Ryoma vẫn tỏ ra cực kỳ khó chịu trong tay người chơi có kỹ năng. Hãy cùng LienquanClub tìm hiểu về cách lên đồ, bảng ngọc và phù hiệu cho Ryoma sao cho hiệu quả nhất nhé!

Những lưu ý khi chơi Ryoma 

Những lưu ý khi chơi Ryoma 

Tận dụng khả năng hồi nội tại và đòn đánh thường có hiệu ứng làm chậm để cấu rỉa nhằm lấy lợi thế trước đối thủ trong lúc đi đường.

Khi dùng chiêu 1 trúng mục tiêu, bạn có thể lướt hai lần. Nhờ vậy, Ryoma có thể tiếp cận hoặc thoát khỏi đối thủ một cách nhanh chóng.

Lưu ý: khi chiêu cuối trúng nhiều mục tiêu, lượng máu hồi lại sẽ tăng lên. Đừng quên điều này!

Những điểm mạnh/điểm yếu của Ryoma 

Điểm mạnh của Ryoma 

Chiêu 1 Thần hành bách biến cho phép Ryoma di chuyển 2 lần khi trúng mục tiêu, tăng khả năng di chuyển và biến ảo.

Chiêu 2 Nhất kích tất sát khiến đối thủ bị choáng và gây sát thương mạnh, rất phù hợp cho việc gank và tấn công nhanh.

Còn chiêu cuối Loạn trảm cho Ryoma khả năng gây sát thương liên tiếp và hồi máu dựa trên số lượng kẻ địch xung quanh – càng nhiều tướng địch, Ryoma hồi càng nhiều máu.

Điểm yếu của Ryoma 

Ryoma thuộc chất  tướng kết hợp giữa đấu sĩ và sát thủ, do đó máu của anh không nhiều, dễ bị hạ gục nếu nhận sát thương mạnh.

Các kỹ năng của Ryoma có phạm vi tấn công hạn chế và đòi hỏi độ chính xác cao. Nếu không sử dụng đúng cách, Ryoma sẽ gặp khó khăn trong việc tạo ra ảnh hưởng trong các cuộc đấu tay đôi hoặc trong giao tranh tổng.

Những tướng đồng minh và khắc chế của Ryoma 

Những tướng đồng minh của Ryoma 

Những tướng đồng minh của Ryoma 

Ryoma chủ yếu dựa vào việc khả năng tấn công từ những bụi cỏ, sử dụng kỹ năng để tấn công nhanh và rút lui một cách linh hoạt. Do đó, những tướng hỗ trợ tốt nhất cho Ryoma là những tướng có khả năng chịu đựng sát thương, kiểm soát và mở giao tranh hiệu quả như Gildur, Y’bneth và Thane.

Những tướng khắc chế Ryoma 

Dù Ryoma thuộc dạng tướng đấu sĩ, nhưng máu của anh ta không nhiều, làm cho Ryoma dễ trở thành mục tiêu khi bị tấn công mạnh. Những tướng có khả năng gây sát thương nhanh hoặc kiểm soát mục tiêu mạnh mẽ như Kriknak, Keera và Aleister sẽ là mối đe dọa lớn đối với Ryoma.

Hướng dẫn cộng kỹ năng và Combo Skill của Ryoma một cách hiệu quả

Hướng dẫn cộng kỹ năng cho Ryoma 

Hướng dẫn cộng kỹ năng cho Ryoma 

Chiêu 2 Nhất kích tất sát là kỹ năng gây sát thương chính cho Ryoma nên được nâng tối đa đầu tiên. Chiêu cuối Loạn trảm nâng đúng cấp độ. Chiêu 1 Thần hành bách biến sẽ nâng tối đa sau cùng.

Hướng dẫn Combo Ryoma hiệu quả

Để tối ưu hóa sức mạnh của Ryoma, hãy bắt đầu bằng việc sử dụng chiêu 1 để áp sát kẻ địch, sau đó sử dụng đánh thường của nội tại để làm chậm tốc độ di chuyển của họ. Tiếp theo, dùng chiêu 2 để làm choáng đối thủ, và kết thúc bằng chiêu cuối để gây sát thương đồng thời hồi máu. Nếu đối thủ cố gắng thoát khỏi, hãy áp dụng combo chiêu 1 + 2 + đánh thường để tiếp tục truy kích.

Phép phụ trợ cho Ryoma 

Phép phụ trợ cho Ryoma 

Phép phụ trợ Tốc biến là lựa chọn tối ưu cho Ryoma, giúp anh ta tạo ra những đột kích bất ngờ, gank hiệu quả và mở combat một cách linh hoạt. Đối với Ryoma khi đi rừng, phép phụ trợ Trừng Trị sẽ là lựa chọn phù hợp.

Phù hiệu cho Ryoma 

Bộ phù hiệu 1

Phù hiệu cho Ryoma người chơi có thể tham khảo:

Phù hiệu cho Ryoma 

  • Phù hiệu chính: Vực hỗn mang, cấp 1 Hấp huyết, cấp 2 Cố thủ, cấp 3 Ma chú.
  • Phù hiệu phụ: Thành khởi nguyên, cấp 1 Quả cầu băng sương, cấp 2 Thợ săn.

Phù hiệu Ma chú sẽ giúp khả năng cấu rỉa của Ryoma trở nên vô cùng khó chịu.

Bộ phù hiệu 2

Phù hiệu cho Ryoma người chơi có thể tham khảo:

Phù hiệu cho Ryoma 2

  • Phù hiệu chính: Vực hỗn mang, cấp 1 Hấp huyết, cấp 2 Cố thủ, cấp 3 Ma tính.
  • Phù hiệu phụ: Thành khởi nguyên, cấp 1 Quả cầu băng sương, cấp 2 Thợ săn.

Phù hiệu Ma tính giúp chiêu 1 và 2 có thể sử dụng ngay lập tức mỗi khi Ryoma dùng chiêu cuối xong, khiến Ryoma có thể gây sát thương hiệu quả mà không kém phần cơ động.

Bộ phù hiệu 3

Phù hiệu cho Ryoma người chơi có thể tham khảo:

Phù hiệu cho Ryoma 3

  • Phù hiệu chính: Rừng nguyên sinh, Cấp 1 Ám kích, Cấp 2 Bơm máu, Cấp 3 Du hiệp.
  • Phù hiệu phụ: Thành khởi nguyên, cấp 1 Quả cầu băng sương, cấp 2 Thợ săn.

Với người chơi hay xem đấu giải Liên quân sẽ thường thấy các tuyển thủ họ sử dụng phù hiệu Du hiệp này. Phù hiệu này giúp Ryoma có khả năng cấu rỉa tốt mà còn tăng một chút khả năng chống chịu dành cho anh chàng.

Bảng ngọc chuẩn cho Ryoma 

Bảng ngọc chuẩn cho Ryoma người chơi có thể tham khảo:

Bảng ngọc chuẩn cho Ryoma 

  • Ngọc đỏ: 10 viên Công v.lý/X.giáp.
  • Ngọc tím: 10 viên Công v.lý/Tốc chạy.
  • Ngọc xanh: 10 viên Công v.lý/X.giáp.

Hướng dẫn lên đồ cho Ryoma 

Lên đồ Ryoma khi đi rừng

Có 2 tùy chọn lên đồ đi rừng cho Ryoma, đầu tiên là với hướng lên đồ với Kiếm truy hồn

Lên đồ Ryoma khi đi rừng1

Còn đây là lối lên đồ với Rìu Leviathan tăng khả năng chống chịu cho Ryoma 

Lên đồ Ryoma khi đi rừng2

Lên đồ Ryoma khi đi đường Ryoma 

Lối lên trang bị giúp Ryoma gây sát thương tốt, chống chịu ổn:

Lên đồ Ryoma khi đi đường Ryoma 1

Lên Đao truy hồn khi đối đầu với tướng hồi máu mạnh:

Lên đồ Ryoma khi đi đường Ryoma 2

Hoặc khi thế trận dễ dàng hãy lên full dame:

Lên đồ Ryoma khi đi đường Ryoma 3

Hướng dẫn chơi Ryoma hiệu quả

Đầu trận

Nhờ nội tại đặc biệt, Ryoma có khả năng đánh thường từ khoảng cách xa và tạo ra hiệu ứng giảm tốc độ chạy cho kẻ địch. Để tối ưu hóa sức mạnh trong giai đoạn đầu trận, bạn nên ưu tiên nâng cấp chiêu 2 – Nhất kích tất sát trước tiên, vì nó không chỉ gây sát thương mạnh mẽ mà còn làm choáng đối thủ. Điều này giúp Ryoma dễ dàng cấu rỉa và kiểm soát đường đi.

Giữa trận

Không chỉ tập trung vào việc dọn lính, giai đoạn này cũng là lúc Ryoma cần tích cực di chuyển giữa các đường, hỗ trợ đồng đội và tạo áp lực lên đối thủ. Việc này giúp đội của bạn nhanh chóng chiếm lợi thế, phá trụ và tăng khoảng cách tài nguyên so với đội địch.

Hướng dẫn chơi Ryoma hiệu quả

Cuối trận

Trong giai đoạn cuối trận, mọi quyết định của bạn có thể quyết định kết quả của cả ván đấu. Nếu bạn đã chơi tốt ở giai đoạn đầu và giữa, hãy cẩn trọng ở giai đoạn này để tránh mất lợi thế do một sai lầm. Tập trung vào việc tiêu diệt những tướng chủ chốt của đối phương như xạ thủ và pháp sư, và sử dụng combo chiêu thức một cách chính xác để loại bỏ nguy cơ từ team địch.

Lời kết

Bạn vừa đọc xong bài viết chi tiết về cách chơi, lựa chọn trang bị và ngọc bổ trợ cho Ryoma. Mong rằng thông qua nội dung này, bạn đã có cái nhìn sâu hơn về Ryoma và biết cách tối ưu hóa sức mạnh của tướng này.

Chúc các bạn thành công và thăng hạng nhanh chóng cùng Ryoma!

Mình là Duy Mạnh ở Hà Nội, mình đã chơi game Liên quân từ những mùa đầu tiên cho đến hiện tại, và có kinh nghiệm lên đồ cho các tướng trong game Tiên quân. Từ kinh nghiệm chơi, mình xin chia sẻ cách lên trang bị cho các tướng trong Liên quân lên web Lienquanclub.com cho mọi người tham khảo, để lên đồ cho tướng mạnh nhất có thể.